5 thời điểm cần tránh:
Trước khi ăn sáng: Theo The Health Site, bạn nên tránh ăn các loại trái cây họ cam quýt vào buổi sáng, đặc biệt là khi chưa ăn sáng vì nó làm tăng độ pH của cơ thể. Thay vào đó, hãy ăn các loại trái cây giàu chất xơ và đường như táo, chuối, lựu hay lê.
Sau khi ăn sáng: Khi bạn vừa ăn sáng xong mà uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi. Vì, trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.
Không nên uống sữa giờ trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam một giờ.
Buổi tối: Do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Ngoài ra, trước khi đi ngủ, nếu bạn uống nước cam, nước bọt không tiết nhiều như khi bạn còn thức, lượng a xít còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hổng lớp men răng của bạn.
Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói - tức sau khi ăn 1 - 2 giờ.
Trước và sau khi uống sữa: Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…
Do vậy không nên uống sữa giờ trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam một giờ.
Trước khi đánh răng: A xít trong nước cam bám lên bề mặt của men răng và dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng của bạn bị tổn thương nếu bạn thường xuyên ăn và uống nước cam trước khi đánh răng.
Bạn nên súc miệng ngay sau khi uống nước cam để loại trừ sự bám dính của a xít trên răng, ngăn chặn sự ăn mòn của a xít với men răng của bạn.
5 lưu ý đối với người bệnh:
Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói - tức sau khi ăn 1 - 2 giờ. Ảnh: Interrnet
Không uống cùng thuốc kháng sinh: Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hoá học của các thuốc. Và một khi mất cấu trúc hoá học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn.
Uống nước cam khi đang dùng thuốc sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài. Nước cam cũng có thể can thiệp vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.
Bị viêm loét dạ dày: Nhiều người nghĩ rằng, nước cam tốt, nên có thể uống thoải mái, uống vào lúc nào cũng được. Thực tế thì không như vậy, nước cam có thể rất tốt với người này nhưng lại không tốt cho người khác.
Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm; và nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.
Viêm gan, cao huyết áp: Bệnh nhân bị viêm gan mãn tính và cao huyết áp không nên ăn cam vì nó thể thúc đẩy chức năng giải độc của gan, đẩy nhanh việc chuyển đổi cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Bệnh vẩy nến: Nếu bạn bị bệnh vẩy nến, cam quýt sẽ kích hoạt các phản ứng dị ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Không ăn cam cùng củ cải: Khi ăn củ cải vào cơ thể con người, nó sẽ nhanh chóng sản xuất một chất gọi là "sulfate". Sau khi sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp - thioxianic axit.
Nếu bạn ăn cam tại thời điểm này, các flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic. Hai loại chất có thể tăng cường tác dụng ức chế axit thioxianic về tuyến giáp, sẽ tạo ra hoặc gây bướu cổ.