TIN LIÊN QUAN
- Trang trại Cam Vinh Quỳ Hợp Nghệ An
- Giá bán buôn tại trang trại cam vinh nghệ an
- Cách nhận biết Cam Vinh và các loại cam khác
Theo cuốn Lịch sử xã Nghi Diên (huyện Nghi Lộc, Nghệ An), cam Xã Đoài có nguồn gốc từ châu Phi, được các cố đạo người Pháp mang đến Xã Đoài vào khoảng đầu thế kỷ 19. Không lâu sau, nó tạo nên một thương hiệu cam nổi tiếng mang tên ngôi làng mà nó hợp duyên, làng Xã Đoài.
Hơn 2 thế kỷ “thủy chung”
Nhưng sự “thủy chung” quá mức với mảnh đất này đã khiến cam Xã Đoài trở thành một giống cam “cực đoan”, được người đời ví như một thôn nữ xinh đẹp không chịu bước ra khỏi cổng làng. Giống cam tiến vua chỉ thích ứng thổ nhưỡng ở vùng Xã Đoài có diện tích tự nhiên chỉ vài cây số vuông và điều này đến giờ vẫn còn là một bí ẩn, ngay cả với những nhà nghiên cứu cây trồng. Nhiều thử nghiệm đem giống đến trồng ở làng bên cạnh và các vùng khác đều thất bại. Cây vẫn xanh tốt, cho quả đẹp nhưng hương vị không thơm ngon.
Tính “cực đoan” đã giúp cam Xã Đoài không đánh mất mình dù tồn tại ở vùng đất này hơn 2 thế kỷ, nhưng nó cũng dẫn đến thoái hóa gien và chịu sức ép về đất canh tác. Các vườn cam ngày càng bị lão hóa, thu hẹp và chết dần. Nhiều chuyên gia cây trồng từ Mỹ, Úc đến đây tìm hiểu đều ngạc nhiên trước hương vị đặc biệt và tính độc đáo của cam Xã Đoài. Họ cũng tỏ ra tiếc nuối khi các phương án bảo tồn chưa phát huy tác dụng.
Ông Phan Công Hưởng, nguyên Phó chủ tịch UBND xã Nghi Diên, lật lại lịch sử của cam Xã Đoài bằng số liệu: Năm 1974, xã Nghi Diên có gần 60 ha cam, là mặt hàng có giá trị kinh tế lớn, xuất khẩu đi nhiều nước. Thế nhưng đến năm 2015, diện tích trồng cam còn 6 ha, trong đó chỉ khoảng 3 ha cam cho quả ngon.
Những vườn cam Xã Đoài lụi dần nhưng hương vị và thương hiệu của thứ quả quý này vẫn sống với thời gian. Cứ đến độ giáp tết, các chủ vườn lại tới tấp nhận điện thoại đặt mua cam. Giá cam bán theo quả, người mua đến tận vườn hái. Dịp Tết 2014, mỗi quả cam Xã Đoài giá 70.000 - 100.000 đồng vẫn không đủ bán, có những quả sót lại chỉ nhỉnh hơn quả chanh, khách vẫn giành nhau mua.
Cam Xã Đoài Trồng Tại Minh Hợp Quỳ Hợp Nghệ An
Lịch sử xã Nghi Diên chép: “Thấy quả ngon, người dân biết là giống cam quý nên nhân ra trồng. Thời ấy, một vị vua triều Nguyễn sành ăn hoa quả truyền các thần dân ai có của ngon vật lạ thì mang đến dâng để lấy thưởng. Các loại hoa quả nổi tiếng trong nước được tụ kinh. Cụ Cửu Đậu người Xã Đoài hay tin cũng mang tiến vua một cành cam 5 quả. Khi quần thần bổ cam ra, vua vừa nếm thử đã giật mình vì hương vị quá đặc biệt của nó. Lập tức, vua cho gọi ông cụ vào hỏi han rồi ban cho hàm cửu phẩm và tôn cam Xã Đoài lên hàng thượng đẳng của các loài cam”.
Quỳ Hợp Trồng Cam Vinh - Cam Xã Đoài Theo Mô Hình Viet-Gap
Để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho cây cam vinh ở Qùy Hợp, tháng 5/2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Phòng NN&PTNT, Trạm khuyến nông huyện Qùy Hợp thực hiện mô hình thâm canh trồng cam theo tiêu chuẩn Viet-Gap. Chương trình được thực hiện tại Đồng Lìn xã Minh Hợp huyện Qùy Hợp với quy mô 20 hộ. Mô hình bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong dịp được đi công tác với đoàn cán bộ lãnh đạo huyện Qùy Hợp đi thăm quan các mô hình kinh tế tiêu biểu của huyện. Chúng tôi được đến thăm quan mô hình trang trại của gia đình ông Bùi Ngọc Ánh ở Đồng Lìn, xã Minh Hợp. Trang Trại của ông có 16 ha, trong đó có gần 8 ha cam vinh. Năm nay gia đình ông được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trạm khuyến nông Qùy Hợp đầu tư áp dụng chương trình kỹ thuật theo Việt GAP cho 4,5 ha cam V2. Nhờ được sự tư vấn tích cực của cán bộ Trạm khuyến nông huyện và thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật, chăm sóc đảm bảo cho nên đến nay diện tích vườn cam của gia đình ông phát triển tốt và đang chuẩn bị bước vào thu hoạch. Ước tính năng suất trung bình 15 - 20 tấn/ha, tăng hơn các vụ trước từ 15-20%.
Đồng chí Bùi Thanh An - Chủ tịch UBND huyện và đoàn đến thăm, kiểm tra mô hình trồng cam vinh ứng dụng quy trình GAP của gia đình ông Bùi Ngọc Ánh ở Đồng Lìn, xã Minh Hợp
Trò chuyện hỏi thăm, ông Ánh phấn khởi nói" Tôi trồng cam vinh từ năm 94, đến nay có chương trình mới, nên áp dụng và. Qua triển khai chương trình tôi thấy thứ nhất là cải thiện năng xuất, thứ hai là hiệu quả, tức ra 10 quả, thì cùng lắm chỉ rơi rụng 1-2 quả thôi, trước kia không làm các thiên địch, sâu bệnh các con ngài, ruồi vàng chích quả hư nhiều lắm, mình làm được như thế này thì nó tránh được cái đó, đưa được năng suất cao hơn, mẫu mạ đẹp hơn, quả cam đều hơn. Tiến tới gia đình áp dụng chương trình này cho toàn bộ diện tích cam của mình”.
Mô hình trồng cam vinh theo quy trình GAP có 20 hộ trồng cam ở Đồng Lìn, xã Minh Hợp tham gia, đây là chương trình do Trung tâm khuyến nông quốc gia đầu tư túi bọc quả, phân bón, thuốc BVTV, công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật. với tổng kinh phí 180 triệu đồng. Trồng cam theo quy trình GAP là giúp cho cây cam tận dụng tốt các nguồn phân bón, quả cam được bao bọc bằng túi bảo vệ trong suốt quá trình sinh trưởng, chống các loại ong, ruồi... châm, chích, đặc biệt là tránh được tác động của ánh nắng mặt trời, thuốc BVTV.., tạo cho màu quả cam sáng bóng, vàng đều, mọng nước, hương vị đặc trương rõ nét, quả cam không bị soắn, oẵn và cho năng suất cao hơn theo phương pháp thông thường.
Cùng với cây mía, cây cao su thì cây cam vinh đang là cây trồng chủ lực và thực sự là cây làm giàu của bà con nông dân huyện Qùy Hợp. Hiện tại Qùy Hợp đã có gần 1.300ha cam, Theo quy hoạch đến 2015, Qùy Hợp phấn đấu đạt 1.500ha cây cam, trong đó cam chất lượng cao là 1.000ha. Xã Minh Hợp là một trong những xã có số hộ trồng cam với diện tích lớn nhất huyện. Để từng bước xây dựng Thương hiệu cam vinh đang được lãnh đạo địa phương và các hộ trồng cam tập trung đầu tư và nhân rộng. Hỏi về định hướng cho cây cam trong thời gian tới, Ông Nguyễn Trường Giang, CT UBND xã Minh Hợp cho biết"Trong thời gian tới, theo định hướng của xã thì tiếp tục phát triển mô hình cam GAP khẳng định thương hiệu và chất lượng cam Vinh tốt hơn trên địa bàn. Ngoài số diện tích đã có hơn 400ha, xã sẽ có cơ chế chính sách để khuyến khích bà con tiếp tục mở rộng diện tích cây cam Đặc biệt là chuyển đổi diện tích những cây không hiệu quả cao sang trồng cam, và chú trọng khuyến cáo bà con áp dụng trồng cam theo mô hình VIET- GAP để tăng năng suất, sản lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế. Phấn đấu 2015 xã có 700ha."
Hiệu quả từ của mô hình trồng cam vinh VIET-GAP của 20 hộ dân tại Đồng Lìn xã Minh Hợp chưa thể tính hết nhưng mô hình đã bước đầu thay đổi nhận thức, thói quen sản xuất cũ của nông dân, hướng nông dân chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, quy mô lớn. Đặc biệt là giúp cho người trồng cam vinh làm quen và dần tiếp cận với việc sản xuất nông nghiệp sạch, gắn nâng cao chất lượng với an toàn vệ sinh thực phẩm. Khuyến khích nông dân hướng tới xây dựng thương hiệu Cam Vinh.
Nỗ lực “giải mã”
Năm 2001, đề án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi ghép để chọn giống cam sạch bệnh, do Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghiệp Nghệ An thực hiện, với mục tiêu bảo tồn gien quý của cam Xã Đoài.Gia đình Cô Thân, Chú Trung là người tham gia lập đề án bảo tồn, phát triển cam, đưa cam Xã Đoài nhân rộng trồng trên mảnh đất Quỳ Hợp Nghệ An. Theo đề án, dự kiến đến năm 2015 sẽ phục hồi được 5 ha cam Xã Đoài gốc của gia đình cô chú. Hai năm sau, các gốc cam thử nghiệm cho quả và gia đình cô, chú mừng đến rơi nước mắt khi những quả cam bói đầu mùa chất lượng y như những cây cam mẹ. Cận tết năm ngoái, dù chỉ mới cho quả bói, vườn cam đã đem về cho ông, bà gần 800 triệu đồng. Tết năm nay, ông tính chỉ cần bán 50.000 đồng/quả, vườn cam sẽ cho ông khoảng 3 tỷ đồng.
Ông Trung tính toán, mỗi cây cam Xã Đoài tốt cho khoảng 100 quả, với giá bán 50.000 đồng/quả sẽ đem về cho chủ vườn 5 triệu đồng. Mỗi sào đất (500 m2) trồng 50 gốc cam, mỗi năm có thể thu về trên 200 triệu đồng, cao gấp 200 lần trồng lúa. Điều ông Trung mừng nhất là nhiều người dân thấy mô hình mang cam ra đồng thành công cũng đang rục rịch lấp ruộng để trồng cam, báo hiệu sự hồi sinh của cam Xã Đoài trên mảnh đất Quỳ Hợp Nghệ An.
Với mong muốn tìm lại thương hiệu Cam Vinh từng nôi tiếng từ những năm 80 đầu năm 90, Cam Vinh Thân Trung được chăm sóc kỹ lưỡng theo đúng quy trình kỹ thuật, được kiểm tra hàng ngày trên từng tán lá, chùm quả và được lựa chọn tỷ mỉ theo kinh nghiệm của người trồng cam lâu năm để cho ra những trái chín đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng. Thêm vào đó, cái tâm của người làm nghề coi khách hàng cũng như chính mình và người thân bởi vậy, cam Vinh Thân Trung được bạn bè và nhiều người thân quen gần xa đánh giá cao.
Cam Vinh bắt đầu vào mùa từ cuối tháng 9 âm lịch, tuy nhiên cùng lúc này nhiều loại cam từ nhiều địa phương khác cũng thu hoạch khiến cho khách hàng nhất là các thành phố như Hà Nội khó có thể phân biệt được chính xác đâu là cam Vinh chính hiệu. Vì vậy để mua đúng sản phẩm Cam Vinh quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp :
CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XUÂN THÀNH
TRANG TRẠI CAM VINH THÂN TRUNG
CHỦ TRANG TRẠI : CÔ THÂN, CHÚ TRUNG
Tại Nghệ An : Xóm Minh Thành, Xã Minh Hợp, Huyện Quỳ Hợp, Tỉnh Nghệ An
Liên hệ đặt mua Cam Vinh Tại Vườn Cô Thân - Hotline : 0965 607 507