Giá Cả Và Cách Phân Biệt Cam Vinh

Giá Cả Và Cách Phân Biệt Cam Vinh
chia sẻ về cách phân biệt cam vinh vì trên thị trường hiện nay rất nhiều loại cam giả mạo là cam vinh chính hiệu nên người tiêu dùng vì thấy rẻ mà mua nhưng khi ăn xong họ bảo là chua.Cam vinh sao lại chua được? Đó là giống cam hà giang, hay cam hưng yên nhìn hình thức bên ngoài cũng giống cam vinh nhưng hương vị chất lượng quả cam thì thua xa. Để cho mọi người hiểu rõ hơn khi chọn cam thì cam vinh vinh khi chín thường chín đỏ đít trở lên và có nám da lươn trên mỗi quả cam, vị quả cam ngọt thanh và có vị thơm đặc trưng mà chỉ có vùng đất phủ quỳ mới cho giống cam này được




1.Đặc điểm khi ăn cam Xã Đoài : Vỏ giống cam Xã Đoài thường dày, lúc dùng tay bóc rất giòn và tỏa ra một mùi hương thoang thoảng dễ chịu. Cam Xã đoài lúc hái trên cây xuống chỉ để được khoảng một đến 2 ngày là rụng cuống, quả cam chắc khi hái trên cây xuống và mềm lại sau vài ngày. Cam càng chín càng ngọt và để lại vị ngọt đậm đà trong cuống họng rất lâu. Đặc biệt khi cắt cam xã đoài ăn mà nước cam dính ở tay một lúc sau khi khô tạo ra sự kết dính rất đặc biệt. Cam Xã Đoài ăn giòn, nhiều hạt và xơ bã. Hiện nay giống cam Xã Đoài trên đất Tổ xã Nghi Diên, Nghi Lộc trồng được với số lượng rất ít, và giá cam tính theo quả, có khi mỗi quả cam Xã Đoài có giá tới 60.000đ/quả. Tại mảnh đất Minh Hợp năm 2011 vào dịp tết mỗi cân cam Xã Đoài lên đến 100.000đ.  Vùng đất Minh Hợp có khoảng 200 hecta cam đang trồng bao gồm nhiều giống cam, và diện tích giống Cam Xã Đoài cũng chỉ khoảng 20 đến 30 hecta. Mỗi hecta cho sản lượng từ 20 đến 30 tấn. Nhưng lượng cam Xã Đoài đạt chuẩn cũng chỉ đạt được khoảng 40% trên tổng diện tích trồng, phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật và khâu chăm bón.
2. Cam Vân Du:
Đư­ợc nhập nội từ những năm của thập kỷ 40. Đây là một trong các giống cam chủ lực của n­ước ta. Cây phân cành khỏe, tán hình trụ, cành dày, có gai. Lá hơi thuôn, mành xanh đậm, eo lá hơi to. Quả hình tròn hay ô van, vỏ dày, mọng n­ước, giòn (hơi dai hơn cam Xã Đoài), ngọt, nhiều hạt. Giống cam này cho năng suất khá cao, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại, chịu hạn và đư­ợc phổ biến rộng. Cam Vân Du lúc cắt ra nước có độ trơn nhớt, không gây dính tay sau khi khô như cam Xã Đoài, ăn xong có vị đăng đắng ở cổ,
3. Cam Valencia
Có nguồn gốc từ Mỹ, cây phân cành ngắn, tán hình cầu hay ô van. Lá gồ ghề, eo lá lớn, có màu xanh đậm, phản quang. Cành ít gai. Quả to, có khối lượng trung bình đạt 200-250g, hình ô van, vỏ hơi dày, mọng nư­ớc, ít hạt, ít xơ bã, giòn. Cây 9 năm tuổi có chiều cao 4-5m, đ­ường kính tán 3,5-4m. Giống cam này là giống chín muộn, cho năng suất cao. Có thể trồng giống cam này ở các vùng miền núi, đồng bằng và đồng bằng ven biển. ở vùng đồng bằng sông Hồng, giống này hay bị nhiễm bệnh chảy gôm.
4. Cam Sông con:
Mang tên con sông vùng xứ Nghệ, giống cam này đ­ược tạo ra bằng phư­ơng pháp chọn lọc từ một giống nhập nội. Có thể là do dạng đột biến mầm của Cam Washington Navel. Cây sinh trư­ởng khỏe, tán hình cầu, phân cành nhiều, cành ngắn và tập trung. Giống cam này có lá bầu, gân phía lư­ng nổi rõ, hoa màu xanh bóng, có phản quang, hoa bất dục đực 50%. Khối l­ượng quả trung bình đạt 200-220g, hình cầu, mọng nư­ớc, vỏ quả mỏng, ít hạt, ngọt đậm và thơm. Cây ghép sau 3 năm cho quả, sau 4 năm có thể đư­a vào kinh doanh khai thác. Cây chiết hoặc cây từ giâm cành sau 3 năm cho quả. Giống Cam Sông Con cho năng suất trung bình, có khả năng chống chịu được một số sâu bệnh và có tính thích ứng rộng nên đã đư­ợc trồng ở nhiều vùng như­ trung du, đồi núi, ven biển và vùng đồng bằng. Cam Sông còn được trồng phổ biến khắp các vùng trong cả n­ước.